Ưu điểm và nhược điểm Hỏa lực chặn

Lực lượng Trommelfeuer của Đức tại Chemin des Dames (31 tháng 7 năm 1917)

Tầm quan trọng của việc bộ binh tấn công theo sát phía sau các đợt pháo kích đã được đánh giá cao, lối tấn công này không để quân phòng thủ có thời gian kịp hồi phục sau các đợt bắn phá và không kịp trồi lên từ hố chiến đấu của họ; nhưng quân Pháp cũng cho rằng họ phải chịu 10% thương vong từ pháo binh của chính họ nếu bộ binh di chuyển quá gần với các vị trí bị pháo kích.[11] Ý tưởng tốt nhất là quân tấn công nên tràn vào vị trí của kẻ thù trước khi quân thù có thời gian lấy lại bình tĩnh sau cuộc bắn phá dữ dội, chiếm vị trí trú ẩn và các vị trí đặt súng của họ. Vào ngày đầu tiên của cuộc tấn công Somme, và trong cuộc tấn công Nivelle của Pháp sau đó tại Chemin des Dames, các cuộc pháo kích đã diễn ra nhanh hơn tốc độ di chuyển của bộ binh, nhờ đó quân phòng thủ củng cố lại và trồi lên từ các hố chiến đấu, dẫn đến kết quả thảm hại cho quân tấn công.[12] Vào cuối Thế chiến I, người ta nhận ra rằng tác dụng quan trọng của pháo kích càn quét là làm mất tinh thần kẻ thù, thay vì khía cạnh hủy diệt vật lý; một cuộc bắn phá ngắn, dữ dội theo sau là cuộc tấn công tức thì của bộ binh sẽ có hiệu quả hơn so với các tuần lễ bắn phá được thực thi vào năm 1916.

Một trận pháo kích nâng dần có thể duy trì yếu tố bất ngờ, với những phát súng khai hỏa ngay trước khi quân tấn công tiến lên. Nó rất hiệu quả khi các vị trí phòng thủ của quân thù chưa được tổ chức lại một cách triệt để, vì pháo kích kiểu này không phụ thuộc vào yêu cầu xác định trước các mục tiêu riêng lẻ.[13] Nhưng mặt khác, thật lãng phí đạn dược vì phần lớn hỏa lực chắc chắn sẽ rơi xuống các vị trí trên mặt đất không có lính của quân thù.

Các cuộc pháo kích càn quét trong Thế chiến I được lập trình với tác dụng hiệp đồng lực lượng bộ binh tiến lên theo lịch trình bắn của pháo binh và yêu cầu sử dụng các chiến thuật tuyến tính, hạn chế sự di chuyển của bộ binh. Chiến thuật xâm nhập sau đó đã được chứng minh hiệu quả hơn là cách tiến lên cứng nhắc cũ trước đó, các đợt tấn công xâm nhập của các đơn vị Lính bão của Đức không sử dụng pháo kích càn quét; nhưng giai đoạn mở đầu của chúng như trong các cuộc tấn công của Tấn công mùa xuân Đức (Chiến dịch Michael chẳng hạn) vẫn được hỗ trợ bởi một loạt pháo kích càn quét dữ dội, bắn một hỗn hợp đạn pháo cực nặng.[14] Pháo kích có tầm quan trọng hỗ trợ các cuộc tấn công là các chiến thuật bộ binh truyền thống, như dựa vào hỏa lực của bộ binh đã dần dần bị lưu mờ.[15]

Trong chiến sự ở sa mạc phía Tây thuộc vùng Bắc Phi, pháo kích càn quét không có gì xa lạ trong Thế chiến II, chúng hữu hiệu để hỗ trợ cho phép bộ binh di chuyển, đảm bảo rằng đường tiến lên sát phía sau đợt pháo kích của họ là chính xác.[16] Đến năm 1943, các cuộc pháo kích càn quét được coi là đã làm tiêu tan vai trò hỏa lực bộ binh và buộc bộ binh tiến vào các tuyến di chuyển cứng nhắc.[17] Một đợt pháo kích càn quét có thể làm rung chuyển mặt đất nghiêm trọng, đặc biệt là khi làm việc tiến lên của bộ binh trở nên dễ dàng, cũng như làm yếu đi sức chống trả của quân phòng thủ trước quân tấn công.[18]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hỏa lực chặn https://web.archive.org/web/20080214184222/http://... http://www.vietvet.org/arty.htm http://members.tripod.com/~nigelef/fireplan.htm#BA... http://members.tripod.com/~nigelef/fireplan.htm#FI... http://nigelef.tripod.com/index.htm http://uk.reuters.com/article/topNews/idUKWRI92044... http://members.tripod.com/~nigelef/fireplan.htm https://web.archive.org/web/20071215174029/http://... http://www.nzetc.org/tm/scholarly/tei-WH2Arti-c12-... https://timesmachine.nytimes.com/timesmachine/1918...